Ngành logistic ở Việt Nam đạt được nhiều thành tích khả quan trong những năm gần đây. Đây là kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế vượt bậc của nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh nhưng cơ hội phát triển, ngành logistic Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức lớn cản trở sự phát triển của ngành này.
NỘI DUNG
ToggleCơ sở hạ tầng yếu kém
Cơ sở hạ tầng đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Việc xây dựng các kho vận kết hợp với hệ thống kho, cầu cảng, đường giao thông chỉ mới được lên kế hoạch tiến hành, còn chưa hoàn thiện. Mặt khác, không chỉ hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng thương mại, hạ tầng công nghệ thông tin cũng gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện đáp ứng các nhu cầu nội địa đặc biệt là E-logistic.
Thiếu hụt nguồn lao động
Số lượng lao động trẻ tại Việt Nam khá đông đảo, tuy nhiên xét về mặt chất lượng của nguồn nhân lực, lượng lao động trình độ cao tương tối ít. Tại các doanh nghiệp trong nước, các số lượng nhân viên được đào tạo chuyên sâu trong ngành Vận tải và Logistics chỉ chiếm từ 5 – 7% trong tổng số nhân viên. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh. Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực đã và đang kìm hãm sự phát triển của ngành logistics ở Việt Nam.
Thể chế, chính sách với ngành còn nhiều bất cập
Chính phủ nhận thấy tầm quan trọng của ngành logistic đối với nền kinh tế. Hàng loạt các chính sách hỗ trợ được áp dụng nhằm phát triển ngành Vận tải và Logistic phát triển. Song phần lớn các chính sách, thể chế của nhà nước còn gặp nhiều bất cập. Các nghị định hướng dẫn khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc thực hiện pháp luật làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành logistic.
Thủ tục hành chính phức tạp
Vấn đề áp dụng pháp luật không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt thực hiện pháp luật. Thực tế, các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực logistic còn khá phức tạp, chưa thật sự đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp.
Quản lý nhà nước về logistic còn hạn chế
Thực tế đã cho thấy, công tác quản lý về logistic của nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn nhân lực và trình độ quản lý. Các cán bộ quản lý chưa được đào tạo đúng chuyên ngành. Hình thức kiêm nhiệm tạo nên nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
Để khắc phục những bất cập, khó khăn trong, nhà nước đã và đang chủ trương hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện phát triển ngành logistic. Ngoài ra, công tác đào tạo nguồn nhân lực logistic được đảm bảo về chất lượng lẫn số lượng. Với những nỗ lực này của chính phủ và các doanh nghiệp, tin chắc rằng ngành logistics trong tương lai có thể trở thành một trong những ngành hàng đầu của Việt Nam mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước.