Motor thủy lực (hydraulic power) là một dạng chuyển động quay được sử dụng phổ biến tại các ngành sản xuất công nghiệp và các thiết bị công trình. Motor thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý đẩy chất lỏng tạo ra lực chuyển động quay liên tục. Có thể nói, motor thủy lực có cấu tạo truyền động chuyển hóa công năng thành động năng quay.
NỘI DUNG
ToggleNguyên lý hoạt động của motor thủy lực
Cấu tạo motor thủy lực được thiết kế để truyền động quay từ motor, hút dầu thủy lực từ bồn chứa dầu. Dầu thủy lực được đẩy di chuyển trong hệ thống thủy lực dưới áp lực cao. Bơm có thể được truyền động trực tiếp từ motor hoặc thông qua bộ ly hợp PTO (Power Take Off), khi đó khi motor hoặc bộ ly hợp PTO hoạt động thì sẽ bắt đầu quá trình bơm.
Phân loại motor thủy lực
Sau đây là 3 loại thiết kế motor thủy lực phổ biến nhất:
Motor thủy lực bánh răng
Motor thủy lực bánh răng có nguyên lý hoạt động trái ngược với bơm thủy lực bánh răng. Dầu thủy lực được đưa vào cổng nạp, đẩy từng bánh răng chảy ra ngoài. Cấu tạo motor thủy lực bánh răng có lưu lượng không đổi.
Motor thủy lực cánh gạt
Dầu áp suất cao khi vào cổng nạp sẽ tác dụng áp lực vào cánh gạt để vận hành chuyển động quay roto sau đó đi đến cổng xả. Sử dụng áp suất từ lưu lượng hay từ lực lò xo để duy trì các cánh gạt dựa vào bề mặt vỏ motor lúc bắt đầu quay, motor cánh gạt là loại có lưu lượng chất lỏng không thay đổi được.
Dầu áp suất khi đi vào cổng nạp tác động vào cánh gạt làm quay rô tơ sau đó di chuyển đến cổng xã. Chuyển động quay của motor được duy trì bằng áp suất từ lưu lượng hoặc từ lực lò xo. Tương tự như motor bánh răng, motor thủy lực cánh gạt cũng là loại có lưu lượng chất lỏng không đổi.
Motor thủy lực piston
Motor thủy lực piston gồm motor piston hướng kính và hướng trục. Đối với motor thủy lực piston hướng kính, dầu áp suất cao đi vào các cổng trên trục tạo áp lực buộc piston di chuyển ra ngoài, khi đó xi lanh quay theo chiều kim đồng hồ.
Motor piston hướng trục có thể chuyển đổi áp suất chất lỏng thành chuyển động quay cơ học, loại motor này cho phép điều khiển tốc độ và chiều quay của xi lanh một cách dễ dàng.
Ứng dụng của motor thủy lực
Cấu tạo đơn giản nhưng mang lại hiệu quả, motor thủy lực rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp sản xuất và các thiết bị công trình xây dựng.
– Loại motor tốc độ cao mô men thấp: đây là dòng motor có thể làm việc liên tục với tốc độ tương đối cao. Motor được tích hợp trong các máy phát điện, quạt, máy phát điện, máy nén khí,…
– Loại motor tốc độ thấp mô men cao: động cơ này thường phải truyền tải một lưu lượng tương đối nặng, tốc độ thấp và mô-men quay tương đối ổn định. Động cơ được thiết kế khá đơn giản có độ tin cậy cao và ít tốn kém hơn so với động cơ tốc độ cao. Hệ thống motor thủy lực mô men cao thường được ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất xi măng, luyện kim, sản xuất hóa chất hay các máy đào, máy xúc, máy ủi, máy cẩu
Vậy, motor thủy lực là gì? Nó là dạng chuyển động quay bằng cách đưa chất lỏng thủy lực vào hệ thống làm trục đầu ra quay. Ngày nay, Motor thủy lực là dòng motor được sử dụng phổ biến nhất bởi cấu tạo và nguyên lí hoạt động đơn giản mang đến hiệu quả cao cho công việc.