12/08/21

Khi Nào Cần Nâng Cấp Thiết Bị Khu Vực Xuất Nhập Hàng

Khi nào cần nâng cấp thiết bị khu vực xuất nhập hàng nhằm đảm bảo an toàn lao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Thiết bị khu vực xuất nhập hàng được lắp đặt để tạo ra môi trường làm việc an toàn và hiệu quả cho nhân viên và hàng hóa của mỗi nhà kho. Theo thời gian, các thiết bị có thể bị mòn, hư hỏng trong quá trình hoạt động hoặc khi bạn thực hiện thay đổi cơ sở mà bạn không hề biết. Vậy khi nào là thời gian để nâng cấp hoặc thay thế thiết bị của bạn, và tại sao điều đó là cần thiết? Hãy cùng Navidock tìm hiểu câu trả lời của bạn.

1. Thiết bị khu vực xuất nhập hàng (Loading Dock) là gì?

thiet-bi-khu-vuc-xuat-nhap-hang
Thiết bị khu vực xuất nhập hàng

Thiết bị khu vực xuất nhập hàng là những thiết bị, phần mềm được lắp đặt tại cửa xuất nhập hàng để đảm bảo các hoạt động tại đây diễn ra theo một quy trình chuẩn, an toàn, đảm bảo hiệu quả, cho năng suất cao.

Thiết bị khu vực xuất nhập hàng bao gồm những thiết bị như:

2. Tại sao nên nâng cấp Thiết bị khu vực xuất nhập hàng?

Câu trả lời đơn giản cho lý do chính nên nâng cấp Thiết bị khu vực xuất nhập hàng của bạn là:

  • An toàn.
  • Hiệu quả.

2.1 Thiết bị khu vực xuất nhập hàng an toàn

Theo thống kê ước tính gần 25% các tai nạn và thương tích tại kho hàng hoặc cơ sở doanh nghiệp xuất nhập hàng được báo cáo xảy ra tại bến container. Đó có thể là một con số báo động cho các chủ doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo sự an toàn tại kho, đặc biệt là an toàn con người.

Theo thời gian, sự phân tách giữa bến kho và rơ moóc sẽ tạo ra một khoảng hở, người vận hành và xe nâng có thể sẽ gặp những tai nạn nguy hiểm bất ngờ. Hay hệ thống đèn báo hiệu không hoạt động không đúng thời điểm để báo hiệu cho nhân viên vận hành. Cửa xuất nhập không có hệ thống đèn cảnh báo cho người vận hành và tài xế lái container, hai bên không nắm được tình trạng của bên còn lại, dẫn đến làm việc không ăn khớp, có thể xảy ra tai nạn khi container lui xe vào cửa. Cũng như việc một tấm sàn nâng tự động bị chênh hay hệ thống rào chắn an toàn bị mòn sẽ gây ra một loạt các vấn đề tiềm ẩn cho người điều khiển xe nâng, có thể làm hỏng xe và gây thiệt hại về tài sản.

tai-sao-nen-nang-cap-thiet-bi-khu-vuc-xuat-nhap-hang
Tại sao nên nâng cấp Thiết bị khu vực xuất nhập hàng

2.2 Thiết bị khu vực xuất nhập hàng hiệu quả

Lý do thứ hai nên nâng cấp Thiết bị khu vực xuất nhập hàng là sự hiệu quả. Một quy trình hoạt động an toàn sẽ giúp hoạt động đảm bảo hiệu quả, tăng năng suất làm việc tại cơ sở.

Việc nâng cấp kịp thời cho phép chủ động kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra. Điều này dẫn đến một quy trình an toàn, hợp lý, giảm thời gian chết và tăng năng suất hoạt động.

3. Khi nào cần nâng cấp thiết bị khu vực xuất nhập hàng

Như đã đề cập ở trên, chủ động nâng cấp hoặc thay thế thiết bị khu vực xuất nhập hàng chất lượng là một quyết định giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào. Đặc biệt trong những tình huống dưới đây, khi rủi ro sẽ tăng lên từng ngày, cần phải cân nhắc nghiêm túc để đưa ra quyết định đúng đắn.

3.1 Chuyển đến một cơ sở mới

Khi kho được di dời đến một địa điểm mới vì nhu cầu sản xuất tăng hay vì mục đích kinh doanh mở rộng. Trong trường hợp này cần xem xét việc chuyển các thiết bị khu vực xuất nhập hàng tại kho cũ sang kho mới có phù hợp về kích thước và cách thức vận hành không. Nếu không phù hợp cần thay mới hoặc nâng cấp để đảm bảo an toàn.

3.2 Dấu hiệu lỗi thời

dau-hieu-loi-thoi
Dấu hiệu lỗi thời

Dock Leveler là thiết bị kết nối giữa sàn container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa khác nhau với mặt sàn kho/ khu vực tiếp nhận hàng hoá. Hỗ trợ luân chuyển hàng hóa từ kho vào thùng xe (và ngược lại) an toàn, hiệu quả và đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như các tấm sàn nâng Dock Leveler hay cửa công nghiệp gặp tình trạng nâng lên khó khăn, hoặc phát hiện độ vênh hay bị uốn cong của các thiết bị, các mối hàn hoặc lò xo có vết hư mòn… Đó là những dấu hiệu cho thấy cần nâng cấp thiết bị để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

3.3 Hạn chế của các thiết bị thủ công

Một ví dụ như trong quá trình di chuyển, vật chèn bánh xe thường bị trượt, bị đặt sai vị trí hoặc hư hỏng. Điều này sẽ khiến Container dễ di chuyển khỏi vị trí đang đứng, gây nguy hiểm cho nhân viên vận hành và xe nâng hàng bên trong.

Là một giải pháp giúp khóa và giữ Container cố định khi ở tại bến xuất nhập hàng, thiết bị khóa container giúp xe nâng có thể di chuyển ra vào container mà không có bất kì tai nạn nào xảy ra. Thay vì sử dụng các thiết bị thủ công còn hạn chế, các doanh nghiệp đã đến lúc bắt đầu xem xét việc nâng cấp để lắp đặt các thiết bị công nghệ mới để đảm bảo tối ưu sự an toàn.

3.4 Công nghệ tích hợp

Trước đây, các thiết bị thường độc lập, nhưng điều quan trọng là không một thiết bị nào có thể đảm bảo hết sự an toàn, nếu các thiết bị hoạt động không ăn khớp với nhau. Từ đó người ta kết hợp các thiết bị vào một quy trình vận hành chung, để đảm bảo các hoạt động diễn ra nhịp nhàng, theo trình tự mong muốn.

Ví dụ đơn giản như thiết bị cảm biến chuyển động, móc khóa container, sàn nâng kỹ thuật và đèn LED được tích hợp vào nhau, cho phép lập trình để vận hành theo trình tự an toàn cho hàng hóa và người vận hành.

Việc nâng cấp các thiết bị khu vực xuất nhập hàng sẽ tạo ra một quy trình an toàn, hợp lý, nâng cao hiệu suất kho xuất nhập hàng.

Đảm bảo sự an toàn cho người và hàng hóa là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp. Xây dựng các thiết bị khu vực xuất nhập hàng chất lượng sẽ cung cấp một môi trường làm việc hiệu suất và an toàn.  Hãy đến với Navidock – đơn vị trực tiếp tư vấn, thiết kế và sản xuất hệ thống xuất nhập hàng, kiểm soát điều kiện môi trường tối ưu với thương hiệu Việt, đạt tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu. Mọi thắc mắc về sản phẩm có thể liên hệ cho Navidock để được hỗ trợ và tư vấn!



Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :

  • Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
  • Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :

  • Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
  • Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: