14/04/20

Công nghiệp phụ trợ là gì? Thực tiễn công nghiệp phụ trợ của Việt Nam

Tổng quan về ngành công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries) là toàn bộ những sản phẩm công nghiệp mang tính chất hỗ trợ cho công đoạn sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ là những linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nguyên liệu sơn, nhuộm,… hoặc là những sản phẩm sơ chế, trung gian,…

Nói cách khác, sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ. Do đó, có thể hiểu, đầu máy xe, thân, bánh xe,… không phải là sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Các linh kiện, phụ liệu được dùng để sản xuất đầu máy, thân xe mới là sản phẩm công nghiệp phụ trợ.

Có thể phân loại công nghiệp phụ trợ thành 3 nhóm dựa trên lĩnh vực như:

– Công nghiệp phụ trợ cung cấp máy móc, công cụ, trang thiết bị

– Công nghiệp phụ trợ cung cấp sản xuất nguyên phụ liệu cho công nghiệp chế biến

– Công nghiệp phụ trợ cung cấp sản xuất linh kiện phụ tùng cho công nghệ lắp ráp

Công nghiệp phụ trợ là gì?

Thực tiễn ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam chưa được phát triển mạnh. Các ngành công ngành công nghiệp thế mạnh như điện tử, dệt may, da giày, điện máy,… còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu một cách bị động với chi phí sản xuất cao.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp những trở ngại lớn bởi ngành công nghiệp phụ trợ non yếu không đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất. Tỷ lệ cung ứng nguyên vật liệu trong nước thấp dẫn đến giá trị gia tăng thấp, doanh nghiệp trong nước không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn nhân lực tại Việt Nam tuy dồi dào nhưng không đảm bảo yêu cầu về kĩ năng. Đây là vấn đề sống còn trong phát triển bất cứ ngành nào. Do đó, xây dựng đội ngũ kỹ sư lành nghề có khả năng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm phụ trợ công nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp.

Ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn trở ngại

Gặp nhiều thách thức lớn, song không thể phủ nhận tiềm năng phát triển nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đặc biệt là các ngành tiềm năng xuất khẩu như chế biến nông sản xuất khẩu, kinh tế biển, công nghệ thông tin, ô tô,…

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ, nhà nước đã và đang nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp. Chẳng hạn nhà nước thông qua Thông tư 14/2012/TT-NHNN về việc hỗ trợ lãi vay 15%/năm đối với doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tháng 11/2012, Thủ tướng quyết định ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm ưu tiên, áp dụng các chế độ ưu đãi thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này.

supporting-industries
Thực tiễn ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Tóm lại, ngành công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng không chỉ thu hút nguồn vốn FDI kích thích sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hi vọng trong tương lai, chính phủ sẽ tập trung phát triển, đưa ra nhiều ưu đãi về tài chính, nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng khuyến khích cho nền công nghiệp phụ trợ.