An toàn thực phẩm đã và đang là mối quan tâm lớn của doanh nghiệp cũng như đông đảo khách hàng. Phần lớn lượng thực phẩm được sản xuất an toàn, song vẫn tồn tại nhiều loại thực phẩm kém chất lượng mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe người tiêu dùng. Để nhận biết các thực phẩm an toàn, bạn cần biết các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như sau:
NỘI DUNG
ToggleTiêu chuẩn HACCP
Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) ra đời vào những năm của thập niên 60 nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các phi hành gia. Đến năm 1971, tiêu chuẩn này được chính thức áp dụng trong ngành thực phẩm ở Mỹ và nhanh chóng được lan rộng trên khắp thế giới. Áp dụng HACCP bao gồm phân tích mối nguy, kiểm soát các điểm tới hạn đồng thời đảm bảo thực hiện các chương trình Thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP và một số chương trình hỗ trợ các.
Tiêu chuẩn GMP
Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất, kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng. GMP là cơ sở và điều kiện để phát triển hệ thống ISO 22000. Cụ thể, tiêu chuẩn này có liên quan đến kiểm soát chất lượng, kiểm soát các mối nguy từ thiết kế, lắp đặt nhà xưởng, quy cách đóng gói, chế biến, bảo quản,…
Tiêu chuẩn SSOP
SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) là quy phạm làm vệ sinh và thủ tục soát vệ sinh. Bên cạnh GMP, SSOP là tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện. Tiêu chuẩn này cũng góp phần tăng tính hiệu quả đối với chương trình HACCP.
Tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 về cơ bản là tiêu chuẩn dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong kiểm soát sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của đa số người dân đã được nâng cao đáng kể, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế, xuất nhập hàng hóa vào các thị trường khác trên thế giới.
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm:
- ISO 22000: 2005: Yêu cầu tiêu chuẩn cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
- ISO/TS 22004 : 2005: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
- ISO/TS 22003:2007: Yêu cầu cho các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- ISO 22005:2007: Hệ thống xác định nguồn gốc thức ăn gia súc và thực phẩm.
- ISO/CD 22006:2007: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho việc sản xuất trong trang trại.
Ngoài các tiêu chuẩn trên, vẫn còn khá nhiều các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như EUROGAP, BRC, SQF, IFS,… Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được biết đến như thước đo đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm. Các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt được các tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng góp phần tạo dựng niềm tin dành cho nhãn hiệu thực phẩm, mang lại nguồn lợi to lớn cho các doanh nghiệp.
Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :
- Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Navidock – Nhà sản xuất và cung ứng giải pháp nâng hạ và hệ thống dẫn tải hàng hóa & phương tiện :
Website : www.navidock.vn
Dock leveller – Mobile Ramp – Dock Seal – Dock shelter – Dock Plates – Dock Boards – Dock House – Loading Bay