Ngành du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng là một trong những ngành hứng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra. Chính phủ đang từng bước đẩy mạnh du lịch nội địa nhằm vực dậy ngành du lịch nước nhà.Theo dự đoán, bất động sản du lịch có tiềm năng phát triển mạnh mẽ sau mùa dịch.
Ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đến bất động sản du lịch Việt Nam
Theo Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, lượng du khách quốc tế giảm 1 – 3% trong năm nay thay vì tăng mạnh như dự đoán của các chuyên gia trước thời điểm xảy ra dịch bệnh. Lần đầu tiên trong những năm trở lại đây, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng.
Diễn biến phức tạp của đại dịch khiến các nước bắt buộc thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh bao gồm hạn chế các chuyến bay quốc tế, đóng cửa biên giới, thực hiện cách ly xã hội,…
Tại châu Á, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chiến chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc (chiếm 56% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2019). Hiện tại, cả hai nước này đều hứng chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh.
Sau những chuyển biến tốt đẹp của dịch bệnh tại các quốc gia châu Á, các quốc gia châu Âu và châu Mỹ đang đối mặt với diễn biến phức tạp leo thang của dịch bệnh. Tổng lượng khách đến từ hai châu lục này chiếm khoảng 17% tổng khách du lịch đến Việt Nam trong năm 2019.
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, các chuyến bay nội địa bị hạn chế gây thiệt hại cho ngành bất động sản du lịch. Chính phủ tạm thời cấm nhập cảnh đối với các du khách nước ngoài đồng thời thực hiện cách ly xã hội tính đến thời điểm tháng 4. Sự sụt giảm khách du lịch là hệ quả tất yếu cho những giải pháp ngăn chặn dịch bệnh trên.
Tiềm năng tăng trưởng của bất động sản du lịch mùa hậu đại dịch
Hứng chịu nhiều thiệt hại là vậy, tuy nhiên, ngành bất động sản du lịch cũng là một trong những ngành có tốc độ hồi phục tăng trưởng mạnh mẽ sau dịch tại Việt Nam. Mặc dù vẫn còn lệnh tạm thời cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài, các chuyến bay nội địa được khởi hành. Điều này mang lại lượng lớn khách du lịch nội địa cải thiện phần nào thiệt hại.
Thời gian gần đây, các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam ghi nhận những tín hiệu khả quan trong lĩnh vực du lịch. Tại tỉnh Kiên Giang, lượng khách du lịch đạt 37,700 lượt. Tại Ninh Thuận, đã có 68,000 khách đến du lịch tại địa phương này. Đà Lạt chào đón khoảng 58,000 khách du lịch tham quan sau thời gian dài cách ly xã hội,… Hàng loạt các điểm du lịch cho thấy sự khởi sắc khi có lượng khách du lịch tăng trong tháng 5.
Trong bối cách đối phó dịch bệnh COVID-19, kích cầu du lịch nội địa là cách giúp nền bất động sản du lịch Việt Nam khôi phục. Bên cạnh đó, hàng loạt các dự án quy mô, các thương hiệu du lịch đầu tư cho các sản phẩm nghỉ dưỡng đã được chuẩn bị nhằm chào đón khách du lịch sau mùa đại dịch hứa hẹn sự bùng nổ của ngành bất động sản du lịch trong tương lai.