15/06/21

Vấn đề chất lượng hàng hóa theo quy định pháp luật

Vấn đề chất lượng hàng hóa theo quy định pháp luật. Ngày nay, chất lượng sản phẩm, hàng hoá không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, tài sản và môi trường. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông, trao đổi hàng hóa, các nước cũng cần ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia. Để nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ xã hội về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tương xứng với vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhà nước đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 (có hiệu lực từ 01/1/2007) và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 (có hiệu lực từ 1/8/2008). Để góp phần bảo đảm việc thi hành các đạo luật này một cách thống nhất, có hiệu quả, chúng tôi cho rằng cần hiểu và thống nhất những vấn đề sau:   

1. Bảo đảm an toàn sản phẩm, hàng hoá

Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá thể hiện ở mức độ đáp ứng của sản phẩm, hàng hóa với nhu cầu của người tiêu dùng và bảo đảm an toàn cho con người, động thực vật, tài sản, môi trường. Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá là đặc tính của sản phẩm, hàng hóa thể hiện ở cấu tạo, thành phần hóa học, vật lý, độ bền, độ tin cậy, tính tiện dụng, tính thẩm mỹ và tính an toàn.

Sản phẩm, hàng hoá và chất lượng sản phẩm, hàng hoá cơ bản do yếu tố con người, công nghệ và nguyên liệu đầu vào quyết định nhưng với mục tiêu bảo đảm an toàn nên luật chỉ điều chỉnh các quan hệ để bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hoá từ khâu sản xuất, đưa ra lưu thông trên thị trường đến bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng của người tiêu dùng.

Người sử dụng phải sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng hàng hoá theo hướng dẫn của người sản xuất để bảo đảm an toàn cho chính người đó và cho xã hội khi sử dụng hàng hoá đã được phép lưu thông. Đối với những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng như thang máy, xe ô tô, máy bay, nhà nước tổ chức thực hiện kiểm định định kỳ và chỉ được tiếp tục sử dụng nếu có chứng nhận an toàn của cơ quan kiểm định.

Với mục đích bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hoá cho con người, tài sản nên ở mỗi giai đoạn với những sản phẩm, hàng hoá khác nhau, nhà nước sử dụng các hình thức, biện pháp tác động thích hợp để bảo đảm an toàn cho sản phẩm, hàng hoá.

Khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm an toàn, nếu trong sản xuất, nhà nước sẽ tạm đình chỉ việc sản xuất những sản phẩm không phù hợp, nếu là hàng hoá xuất khẩu thì phải tiêu huỷ, hàng hoá nhập khẩu thì buộc tái xuất, tiêu huỷ hoặc phải tái chế, hàng hoá lưu thông trên thị trường thì không cho phép bán…

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất tự quyết định việc sản xuất sản phẩm, hàng hoá, quyết định mức chất lượng của sản phẩm, hàng hoá theo quan hệ cung cầu của thị trường. Nhưng mức an toàn của sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải tuân thủ yêu cầu nhà nước đặt ra thì sản phẩm, hàng hoá mới được phép lưu thông trên thị trường, đưa vào tiêu dùng trong xã hội.

2. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Chất lượng sản phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng tác động đồng thời của các chủ thể là nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.  Sản phẩm, hàng hoá do các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp cho xã hội để tiêu dùng nên doanh nghiệp hoàn toàn tự quyết định và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá đó, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Để làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về sản phẩm, hàng hoá của mình với người tiêu dùng, pháp luật đã xác định nghĩa vụ của từng chủ thể cụ thể để bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá với người tiêu dùng: 

– Người sản xuất phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra. Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hoá của mình gây ra cho người tiêu dùng và người khác.

qua-trinh-xuat-nhap-khau-hang-hoa
Quá trình xuất nhập / khẩu hàng hóa

– Người nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu. Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hoá. Kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Người bán hàng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình bán ra. Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản. Cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua. Thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.

Người xuất khẩu có trách nhiệm áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất, các hệ thống quản lý và tuân thủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá xuất khẩu phù hợp với pháp luật của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

Người tiêu dùng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng. Các quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hoá. Để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng phải tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá với những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn cao, phải kiểm định định kỳ đối với những hàng hóa này.

3. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lý trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là phương thức quản lý thông dụng nhất mà các nước trên thế giới đã thực hiện. Đây là công cụ kỹ thuật quan trọng để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vì tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định các yêu cầu an toàn mà sản phẩm, hàng hoá phải đạt được để có thể được đưa vào lưu thông, tiêu dùng.  Đồng thời nó cũng là căn cứ để đánh giá sản phẩm, hàng hóa có đảm bảo yêu cầu an toàn hay không. Theo quy định tại Điều 3 và Điều 6 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mà sản phẩm, hàng hoá phải tuân theo để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn.

chat-luong-san-pham-hang-hoa-duoc-quan-ly-tren-co-so-cac-tieu-chuan-quy-chuan-ky-thuat
Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lý trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Đối với sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho con người, tài sản thì nhà nước ban hành quy chuẩn kỹ thuật, người sản xuất phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật này trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá có liên quan của mình.

Đối với sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích không gây hại cho con người, tài sản thì người sản xuất tự công bố tiêu chuẩn và phải tuân theo tiêu chuẩn đã công bố trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá có liên quan của mình.

Đối với sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn thì người sản xuất tự công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá của mình nhưng các tiêu chuẩn này phải đáp ứng các yêu cầu an toàn đã được nhà nước ban hành và người sản xuất phải tuân thủ các đặc tính kỹ thuật của tiêu chuẩn mà mình đã công bố.

 Như vậy, chất lượng sản phẩm, hàng hoá được đánh giá trên cơ sở các đặc tính kỹ thuật cụ thể của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đòi hỏi sản phẩm, hàng hoá phải đáp ứng nên chất lượng sản phẩm, hàng hoá thể hiện được giá trị ”định tính” và ”định lượng”, chứ không ở mức độ giá trị tốt – xấu, cao- thấp, hấp dẫn.

navidock-san-xuat-va-lap-dat-dock-leveler-chat-luong-hien-nay
Navidock sản xuất và lắp đặt Dock Leveler chất lượng hiện nay

NavidockNhà sản xuất và cung ứng giải pháp nâng hạ và hệ thống dẫn tải hàng hóa & phương tiện :
Dock levellerMobile RampDock SealDock shelterDock PlatesDock BoardsDock HouseLoading Bay

Website : www.navidock.vn


Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :

  • Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
  • Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :

  • Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
  • Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: