Phân biệt sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí đơn giản giúp doanh nghiệp lựa chọn thiết bị phù hợp cho khu vực xuất nhập vừa tiết kiệm chi phí lại nâng cao hiệu suất kinh doanh. Khu vực bến xuất nhập hàng là nơi diễn ra nhiều hoạt động. Để đảm bảo một bến đỗ an toàn và hạn chế tối đa các tai nạn nguy hiểm, các nhà quản lý thường lắp đặt các thiết bị an toàn nhà kho. Trong đó Dock Leveler (Sàn nâng tự động) được xem là một trong những giải pháp kho vận hiệu quả. Tuy nhiên, địa điểm hoạt động khác nhau đòi hỏi các loại Dock Leveler khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt sàn nâng và tìm ra loại Dock Leveler phù hợp với yêu cầu của mình.
NỘI DUNG
Toggle1. Tìm hiểu Dock Leveler là gì?
Dock Leveler hay còn gọi sàn nâng tự động (cũng có nơi gọi sàn nâng kỹ thuật) đây là thiết bị kết nối giữa kho với thùng xe container, cho phép xe tiếp xúc trực tiếp với cửa kho, đảm bảo quá trình xuất nhập hàng trơn tru, dễ dàng. Thiết bị thường được lắp đặt tại các cửa xuất hàng của nhà máy sản xuất, bến xuất nhập hàng, xưởng, bến cảng, bến tàu… nơi các xe container bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa từ nơi này đi nơi khác.
Dock Leveler được lắp đặt trong một hố rổng (dock) thiết kế ở mép ngoài của nhà kho. Khi hệ thống Dock được kích hoạt, sàn sẽ nâng lên, tấm gờ mở ra và tự động hạ xuống cho đến khi gờ kết nối với sàn. Dock Leveler giúp bao phủ ” khu vực nguy hiểm” – là khoảng hở giữa bến xuất nhập hàng và thùng xe tải, nơi xe nâng đi qua trên 100.000 lần mỗi năm.
2. Các loại sàn nâng tự động – Dock Leveler hiện nay
Thiết bị Dock Leveler được ưa chuộng tại các kho xưởng, nhà máy bởi tính tiện lợi và khả năng nâng hàng hóa với nhiều tải trọng khác nhau. Hiện nay trên thị trường có 3 loại Dock Leveler cơ bản, gồm:
- Sàn nâng thủy lực (Hydraulic Dock Leveler)
Dock leveler thủy lực sử dụng xi lanh thủy lực hoạt động thông qua bộ điều khiển với thao tác đơn giản giúp quá trình nâng hạ diễn ra linh hoạt.
- Sàn nâng cơ khí (Mechanical Dock Leveler)
Dock leveler cơ khí hoạt động bằng hệ thống xích lò xo đẩy phối hợp với hệ thống cơ khí, tạo ra cơ chế vận hành ổn định và linh hoạt trong quá trình nâng hạ.
- Sàn nâng túi khí (Air Powered Dock Leveler)
Dock leveler túi khí hoạt động cũng giống như sàn nâng thủy lực chỉ khác nhau về bộ phận tải, sàn nâng thủy lực sử dụng hệ thống bơm đẩy thủy lực để nâng hạ, trong khi đó sàn nâng túi khí sử dụng túi khí để nén và xả khí.
Trong đó Dock leveler thủy lực và cơ khí được sử dụng khá phổ biến. Tuy đều có công dụng là thiết bị nâng hạ nhưng cấu tạo và cơ chế hoạt động của chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Tùy thuộc vào đặc điểm khu vực lắp đặt và việc ứng dụng như thế nào, mỗi loại Dock Leveler sẽ phù hợp với các nơi làm việc khác nhau. Vì vậy cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ để lựa chọn loại Dock Leveler phù hợp nhất cho hoạt động tại kho của mình.
3. Phân biệt sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí
- Điểm giống:
Kết cấu: Thiết kế khung mở, dễ dàng thi công lắp đặt, bảo trì sản phẩm và vệ sinh hố dock.
Chất liệu: Sản xuất từ thép không gỉ, có vân giúp chống trượt, độ bền cao.
Công dụng: Kết nối sàn kho và thùng xe hỗ trợ xe nâng di chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
- Điểm khác:
- Dock Leveler Thủy Lực
Cấu tạo:
- Lip.
- Dock.
- Sàn nâng Dock.
- Ben thủy lực chính cho sàn nâng, phụ cho mép sàn.
- Cao su giảm chấn.
- Motor điện, Hệ thống bơm thủy lực, Xy-lanh.
- Hệ thống Maintenance Strut (trụ chống) bảo vệ an toàn khi bảo trì.
- Hệ thống Toe Guard (lá thép bảo vệ hai bên).
Cơ chế hoạt động:
- Hoạt động bằng bơm thủy lực để nâng hạ sàn, hoàn toàn tự động.
- Việc điều khiển nâng/hạ qua thao tác nhấn nút.
Quá trình kích hoạt:
- Khi nhấn nút, toàn bộ tấm sàn được nâng lên và tấm lip ôm sát sàn xe tải, tạo thành một cầu nối. Khi hoàn tất, nhấn nút (hoặc sử dụng chế độ tự động) để sàn nâng tự trở lại vị trí ban đầu.
Lắp đặt và vận hành:
- Yêu cầu lắp đặt cố định.
- Vận hành tự động nên nhanh chóng.
Ứng dụng:
- Phù hợp nơi có mạng lưới điện ổn định, lưu lượng vận tải lớn đòi hỏi việc luân chuyển hàng hoá nhanh chóng.
Ưu điểm:
- Độ an toàn cao nhờ vận hành tự động, giảm thiểu tối đa sự cố trong quá trình vận hành dock.
- Tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
- Không thể lắp đặt nơi không có mạng lưới điện, vận hành phụ thuộc vào điện năng, không điện không sử dụng được.
- Có thể xảy ra hiện tượng chập điện, gây sự cố khi vận hành.
- Chi phí sửa chữa cao hơn so với hệ thống Dock Leveler cơ khí.
- Dock leveler cơ khí
Cấu tạo:
- Lip.
- Dock.
- Sàn nâng Dock.
- Hệ thống xích và bộ lò xo.
- Bộ khung.
- Cao su giảm chấn.
Cơ chế hoạt động:
- Hoạt động bằng hệ thống xích lò xo đẩy phối hợp hệ thống cơ khí, kích hoạt thủ công.
- Việc điều khiển nâng/hạ qua thao tác kéo dây xích lò xo.
Quá trình kích hoạt:
- Kéo dây xích lò xo để nâng sàn và mở rộng tấm lip, sàn nâng có cơ chế giữ chặt không tự động hạ xuống. Người vận hành đi bộ trên sàn nâng và dùng trọng lượng cơ thể để hạ tấm sàn xuống vừa khít độ cao sàn container. Nếu container thấp hơn sàn nhà kho, kéo dây xích và rút chân phụ để hạ độ cao.
Lắp đặt và vận hành:
- Lắp đặt đơn giản, dễ dàng tháo và di dời đến nơi khác.
- Vận hành khá chậm vì sử dụng sức người.
Ứng dụng:
- Phù hợp nơi có lưới điện yếu, công trình đang xây dựng, nơi ẩm ướt, kho bãi chứa các loại vật liệu dễ cháy…
Ưu điểm:
- Độ an toàn cao vì không sử dụng mạng lưới điện, không gây cháy nổ do chập điện.
- Không tiêu hao điện năng.
Nhược điểm:
- Hệ kéo bằng dây xích nên dễ xảy ra tình trạng ket, gây cản trở trong việc nâng hạ.
- Cơ chế vận hành lò xo và các bộ phận chuyển động luôn phải chịu áp lực, đòi hỏi thay đổi thường xuyên.
- Lò xo cơ khí dễ bị tác động nhiệt (giãn nở mùa nóng, co rút mùa lạnh) nên phải điều chỉnh thường xuyên.
4. Công ty sản xuất và lắp đặt sàn nâng kỹ thuật Dock Leveler chất lượng hiện nay
Sàn nâng tự động – Dock Leveler đem đến cho khu vực giao nhận hàng hóa một giải pháp an toàn và tin cậy tuyệt đối. Giúp giảm thiểu những thiệt hại về hàng hóa, thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo trì xe nâng và đặc biệt là tạo ra một môi trường làm việc chất lượng cho người lao động.
Sàn nâng tự động – Dock Leveler đem đến cho khu vực giao nhận hàng hóa một giải pháp an toàn và tin cậy tuyệt đối. Giúp giảm thiểu những thiệt hại về hàng hóa, thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo trì xe nâng và đặc biệt là tạo ra một môi trường làm việc chất lượng cho người lao động.
Hãy đến với Navidock – Đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và sản xuất sàn nâng Dock Leveler theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn cung cấp đến khách hàng các giải pháp kho vận tối ưu.
Không chỉ sàn nâng tự động, Navidock còn sản xuất và cung cấp bàn nâng cắt kéo, cầu dẫn hàng lên container, thang nâng hàng, bộ trùm túi khí, nhà bạt che… Tất cả đều đạt tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu với dịch vụ vận chuyển và lắp đặt tận nơi trong và ngoài nước.
Sở hữu đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm với chuyên môn cao, Navidock còn hỗ trợ khách hàng dịch vụ bảo hành, bảo trì định kỳ, an toàn tuyệt đối.
Mọi thắc mắc về sản phẩm cũng như dịch vụ, quý khách có thể liên hệ ngay cho Navidock theo số Hotline hoặc công cụ trao đổi trên Website, đội ngũ chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ và giải đáp!
VP. HỒ CHÍ MINH:
- sales@navidock.vn
- (+84) 938 828 242
- (+84-28) 7306 2776
- 21 Quách Đình Bảo, Phú Thạnh, Tân Phú, HCM.
- Bản đồ
VP. HÀ NỘI:
- support@navidock.vn
- (+84) 905 937 664
- (+84) 962 442 772
- (+84-24) 7307 3339
- Tòa A3-3205 Ecolife Capitol 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, HN
- Bản đồ
Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :
- Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: