06/05/21

CE Marking Là Gì? Yêu Cầu Sản Phẩm Nếu Đạt Được CE Marking

CE Marking là gì? Yêu cầu sản phẩm nếu đạt được CE Marking? EU là thị trường đầy sức hút dành cho các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên để một sản phẩm được nhập khẩu và lưu hành trên thị trường châu Âu, sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về môi trường cũng như các yêu cầu về an toàn và sức khỏe. Vậy bạn đã hiểu hết về tiêu chuẩn CE Marking – tiêu chuẩn xuất nhập khẩu vào thị trường châu Âu hay chưa? Hôm nay Navidock sẽ giới thiệu cho bạn vài nét về tiêu chuẩn CE.

1. CE Marking là gì?

CE Marking là gì? Chứng nhận CE Marking được xem như “hộ chiếu thương mại” của các quốc gia khu vực Châu Âu. Một sản phẩm đạt được chứng nhận CE Marking thì sản phẩm đó đã tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu.

 
tieu-chuan-ce-marketing-la-gi-
CE Marking là gì?

Dấu CE là một biểu tượng phải được gắn vào nhiều sản phẩm trước khi chúng có thể được bán trên thị trường châu Âu. Dấu hiệu chỉ ra rằng một sản phẩm:

  • Hoàn thành các yêu cầu của chỉ thị sản phẩm châu Âu có liên quan
  • Đáp ứng tất cả các yêu cầu của các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất hài hòa được công nhận của Châu Âu
  • Phù hợp với mục đích của nó và sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản

2. Tại sao phải đăng ký chứng nhận CE Marking cho sản phẩm?

Khi có chứng chỉ CE Marking, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích và cơ hội phát triển từ nó:

  • Chứng nhận CE Marking giống như lá phiếu thông hành, giúp hàng hóa có thể thuận tiện lưu thông trong thị trường Châu Âu và có nhiều cơ hội phát triển.
  • Giúp doanh nghiệp đánh bóng được tên tuổi, nâng cao giá trị thương hiệu, đẩy mạnh tính cạnh tranh trên thị trường.
  • Thay đổi tư duy và cách nhìn nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tạo bước đà trong việc mở rộng quy mô thị trường trong và ngoài nước.
  • Giành trọn sự ủng hộ và tin dùng từ phía Đối tác, khách hàng, kéo theo giá trị hàng hóa sẽ được nhân đôi.
  • Ngoài ra, sản phẩm có thể vào Liên minh Châu Âu và được phép di chuyển tự do trên gần 30 quốc gia, cho phép tiếp cận trực tiếp với hơn 500 triệu người tiêu dùng.

3. Các đối tượng áp dụng chứng nhận CE Marking

 
cac-doi-tuong-ap-dung-chung-nhan-ce-marketing
Các đối tượng áp dụng chứng nhận CE Marketing
Các đối tượng áp dụng chứng nhận CE Marking cụ thể như:
  • Thiết bị máy móc công nghiệp 2006/42/EC.
  • Thiết bị y tế cấy dưới da.
  • Thiết bị năng lượng khí đốt.
  • Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ.
  • Tủ lạnh và tủ đông dân dụng.
  • Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm.
  • Thang máy.
  • Dụng cụ đo, thiết bị y tế.
  • Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây.
  • Du thuyền.
  • Đồ chơi an toàn…

Tuy nhiên, tiêu chuẩn CE Marking không yêu cầu với những mặt hàng như:

  • Hóa chất
  • Dệt may
  • Thực phẩm

Ngoài ra, Liên Minh Châu Âu không yêu cầu dấu CE với các mặt hàng về dệt may, hóa chất, thực phẩm.

4. Yêu cầu của sản phẩm nếu đạt được chuẩn CE Marking

Không riêng Navidock mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghiệp phụ trợ để đạt được chuẩn CE Marking đều cần có sự đánh đổi lớn không chỉ về đầu tư chi phí cho việc mua sắm máy móc mà còn phải đạt các yếu tố về sản phẩm như: Kết cấu sản phẩm chỉn chu, nguồn nguyên vật liệu thép có nguồn gốc rõ ràng đạt các tiêu chí an toàn đã được đề ra.

navidock-dau-tu-may-moc-thiet-bi-ho-tro-san-xuat
Navidock đầu tư máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất

Ngoài ra, hệ thống nâng hạ, hệ thống điện tất cả đều phải đảm bảo yếu tố an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng và hoàn toàn không xảy ra các rủi ro dù là ở mức thấp nhất.

5. Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu tại Navidock

Quy trình sản xuất là mấu chốt quyết định mức độ an toàn về chất lượng, công suất và hiệu quả. Hệ thống thiết bị xuất nhập hàng của Navidock cũng thuộc một trong những loại mặt hàng bắt buộc chứng nhận tiêu chuẩn CE. Chính vì vậy, Navidock luôn thiết kế khoa học, lĩnh hội những kinh nghiệm, bài học đã trải qua để định hướng quy trình sản xuất chuẩn hóa và tối ưu hơn, đảm bảo các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng khắt khe của ISO như:

  • Kiểm soát được quá trình sản xuất;
  • Xác định được chi phí sản xuất cho sản phẩm;
  • Xác định nguồn lực;
  • Xác định nhu cầu nguyên vật liệu;
  • Điều độ sản xuất về kế hoạch sản xuất, phân bổ nguồn lực sản xuất;
  • Quản trị lưu trữ;
  • Quản trị chất lượng sản phẩm, kiểm soát hệ thống sản xuất.
quy-trinh-quan-li-chat-luong-theo-tieu-chuan-cong-nghe-chau-au-tai-navidock
Quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu tại Navidock

Chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng của các sản phẩm mà công ty phân phối đều đã thông qua tiêu chí đóng dấu CE – tiêu chuẩn xuất nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá trị mà Navidock mang lại.

navidock-san-xuat-va-lap-dat-dock-leveler-chat-luong-hien-nay
Navidock sản xuất và lắp đặt Dock Leveler chất lượng hiện nay

NavidockNhà sản xuất và cung ứng giải pháp nâng hạ và hệ thống dẫn tải hàng hóa & phương tiện :
Dock levellerMobile RampDock SealDock shelterDock PlatesDock BoardsDock HouseLoading Bay

Website : www.navidock.vn


Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :

  • Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
  • Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :

  • Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
  • Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN: