Tiêu chuẩn HACCP trong ngành chế biến thực phẩm giúp doanh nghiệp giảm thiểu thấp nhất mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh giữa các sản phẩm trong cùng một chủng loại là rất lớn. Do đó, để tồn tại và phát triển bền vững, thì việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Trong đó, HACCP được xem là một xu hướng lựa chọn phổ biến đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
NỘI DUNG
Toggle1. HACCP là gì? Tổng quan về HACCP?
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, và có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”.
HACCP là một công cụ để xác định các mối nguy hại cụ thể đang hiện diện hoặc còn tiềm ẩn trong toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Ví dụ như các mối nguy từ sinh học, hóa học, vật lý và điều kiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng.
HACCP là công cụ kiểm soát các mối nguy hại trong suốt quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo nguyên tắc hệ thống, phòng ngừa; từ khâu sản xuất nguyên liệu, trong từng công đoạn sản xuất, chế biến và đến tận tay người tiêu dùng. Nó được lập ra để ngăn ngừa, giảm thiểu mối nguy an toàn thực phẩm đến mức chấp nhận được.
Các nhà chế biến thực phẩm có thể dùng nó để đảm bảo sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn.
Đối tượng kiểm soát của HACCP là: Các mối nguy hại cho an toàn thực phẩm đang hiện diện hoặc còn tiềm ẩn như mối nguy sinh học, hoá học, vật lý, điều kiện bảo quản, sử dụng của sản phẩm.
Phạm vi kiểm soát của HACCP: Toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, từ tiếp nhận nguyên liệu, các công đoạn sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng.
2. Mục đích và ý nghĩa của tiêu chuẩn HACCP trong thực phẩm
- Mục đích
Giúp doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm tự đổi mới về phương pháp kiểm soát quá trình sản xuất, để có những sản phẩm thực phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường trong và ngoài nước.
- Ý nghĩa của tiêu chuẩn HACCP trong thực phẩm
HACCP đáp ứng xu thế toàn cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với đặc điểm chủ yếu là:
– Chuyển từ kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thực phẩm ở sản phẩm cuối cùng sang kiểm soát các yếu tố tác động đến vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.
– Chuyển từ loại bỏ thụ động sản phẩm có chứa các chất độc hại sang phòng ngừa chủ động và toàn diện các nguy cơ gây nhiễm độc thực phẩm.
– Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau thông qua việc áp dụng các nguyên tắc chung của HACCP, đáp ứng được tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu sản phẩm.
3. Tiêu chuẩn HACCP trong ngành chế biến thực phẩm có lợi ích gì?
- Lợi ích đối với người tiêu dùng:
– Đảm bảo nâng cao sức khoẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh gây ra bởi thực phẩm, cải thiện chất lượng cuộc sống.
– Tăng sự tin cậy, yên tâm khi sử dụng thực phẩm.
– Nâng cao nhận thức về vệ sinh thực phẩm.
- Lợi ích đối với Chính phủ:
– Nâng cao hiệu quả kiểm soát thực phẩm.
– Tăng lòng tin của nhân dân về chất lượng thực phẩm được cung cấp.
– Bảo vệ, cải thiện sức khỏe cộng đồng.
– Giảm chi phí xử lý ngộ độc thực phẩm và chữa bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại.
- Lợi ích đối với ngành sản xuất, chế biến thực phẩm:
– Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và tổn thất sản phẩm do các mối nguy hại cho an toàn thực phẩm đã được tiên liệu trước, bao quát tất cả quy trình sản xuất từ nguyên liệu thô, chế biến và các biện pháp để kiểm soát chúng một cách hữu hiệu được xác định. Vì vậy hạn chế sản phẩm hỏng, sản phẩm phải thu hồi, giảm chi phí sản xuất và chi phí xử lý các vấn đề do sản phẩm không an toàn gây ra.
– Tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý.
– Bổ sung tốt cho các Hệ thống quản lý chất lượng. Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên.
– Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm.
4. Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn HACCP cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm hay hóa chất… đều cần phải chú trọng đến yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Những rủi ro của việc không đáp ứng tiêu chuẩn HACCP không dừng ở việc tổn thất nhiều chi phí còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Và đây là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn nó xảy ra. Chính vì vậy, để kiểm soát tốt điều kiện môi trường sản xuất cũng như bụi bẩn và côn trùng, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn HACCP, các chủ doanh nghiệp nên tìm kiếm cho mình các giải pháp cần thiết cho kho xưởng, cụ thể:
- Thiết bị kiểm soát quá trình xuất nhập hàng: Phòng đệm Dock house, bạt che Dock shelter, Bộ trùm túi khí Inflatable Dock Shelter… Ngoài ra còn có các thiết bị nâng hạ, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa như: Sàn nâng tự động Dock Leveler, cầu dẫn hàng di động Mobile Yard Ramp…
- Thiết bị kiểm soát nhiệt đội môi trường, bụi bẩn và côn trùng như: hệ thống cửa công nghiệp (Cửa cuốn nhanh, cửa trượt trần, cửa kho lạnh…), màn nhựa PVC, quạt chắn gió, đèn diệt côn trùng…
Hiện Navidock là đơn vị trực tiếp sản xuất và cung cấp các giải pháp nâng hạ, kiểm soát quá trình xuất nhập với tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu. Nếu doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến các sản phẩm có thể liên hệ cho Navidock để được hỗ trợ và tư vấn!
Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :
- Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :
- Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: