Các bước lắp đặt sàn nâng tự động công nghiệp đúng cách, đơn giản vừa cắt giảm rủi ro lại còn nâng cao năng suất vận hành. Thông thường tại các khu xưởng công nghiệp, nền nhà kho được xây cao để tạo nên độ thoáng mát, tránh ẩm ướt và sự chênh lệch độ cao giữa nhà kho và sàn xe container là vấn đề trở ngại để xe nâng có thể hoạt động lên xuống container vận chuyển hàng hóa. Do đó, việc sử dụng sàn nâng tự động để làm cầu dẫn kết nối sàn kho với container để xe nâng hoặc công nhân khuân vác có thể dễ dàng di chuyển qua lại để bốc dỡ hàng hóa. Nhưng làm cách nào để lắp đặt sàn nâng đúng cách và hiệu quả thì mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây.
NỘI DUNG
Toggle1. Tổng quan về sàn nâng tự động
Sàn nâng tự động còn có tên gọi là Dock Leveler đang là thiết bị không thể thiếu tại các nhà máy sản xuất, lắp ráp với tần suất nhập hàng thường xuyên và liên tục. Đây là thiết bị kết nối giữa sàn container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa khác nhau với mặt sàn kho/ khu vực tiếp nhận hàng hoá. Có tải trọng tối đa từ 6000 kg – 10000 kg. Hỗ trợ luân chuyển hàng hóa từ kho vào thùng xe (và ngược lại) an toàn, hiệu quả và đạt năng suất cao. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian – nhân công và tăng độ an toàn khi luân chuyển hàng hóa.
Sàn nâng Dock Leveler được làm bằng thép không gỉ có khả năng chịu mài mòn, bề mặt tấm thép sẽ có dạng vân giúp chống trượt tốt. Hỗ trợ nhà máy sản xuất kết nối an toàn, hoạt động bền bỉ dưới mọi tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Với kết cấu vững chắc và hoạt động nhanh chóng chính xác cùng với cơ chế điều khiển bán tự động và nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp vận chuyển hàng thủ khuân vác và hạ hàng hóa bằng sức người từ container vào kho. Sàn nâng đang là giải pháp thu hút các nhà máy sản xuất thầu phụ ô tô trên khắp cả nước.
2. Các loại sàn nâng Dock leveler hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có hai loại sàn nâng tự động phổ biến bao gồm: sàn nâng tự động thủy lực và sàn nâng cơ khí.
Dock leveler thủy lực hay còn gọi là Hydraulic Dock leveler sử dụng 1 hoặc 2 xi lanh thủy lực thường dành cho Dock có kích thước lớn, đảm bảo không bị rung khi vận hành, hoạt động thông qua bộ điều khiển với thao tác đơn giản. Thiết bị này tăng cường sức chống chịu, chống biến dạng hỗ trợ việc xuất nhập hàng hóa diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn.
Sàn nâng cơ khí với tên gọi Mechanical Dock Leveler là thiết bị hoạt động bằng hệ thống xích lò xo đẩy phối hợp với hệ thống cơ khí, tạo ra cơ chế vận hành ổn định và linh hoạt trong quá trình nâng hạ. Cơ chế hoạt động của sàn nâng cơ khí không đòi hỏi cung cấp năng lương mà điều khiển hoàn toàn bằng cơ học. Bạn chỉ cần thao tác kéo cần xích lò xo để khởi động sàn nâng cơ khí. Sàn nâng này là lựa chọn thích hợp nhất cho các nhà kho, xưởng có chứa các vật liệu dễ cháy nổ.
3. Hướng dẫn xây hố Dock Leveler
Để lắp đặt Dock Leveler cần thi công một hố âm nền gọi là hố Dock. Kích thước hố Dock tùy theo kích thước của loại Dock tùy chọn của khách hàng sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Mặt trước của hố để hở có thể tiếp nối với sàn container, mặt trên là vị trí của sàn nâng có thể nâng lên hoặc hạ xuống để tạo cầu nối kết nối sàn kho xưởng với sàn container. Sàn hố được đổ bê tông, hố có đường ống để chạy dây điện. Ở đầu hố Dock có lắp thêm 2 cục cao su giảm chấn để giảm tác động khi thùng xe va vào hố.
Một số lưu ý khi xây dựng hố Dock Leveler an toàn, đúng cách:
- Đặt các rào chắn xung quanh Hố Dock trong khi đang lắp đặt, bảo trì hoặc sửa chữa.
- Lắp đặt đường ống dẫn dây điện tại các vị trí vuông góc nên sử dụng co lơi để dễ luồng dây điện.
- Khi đặt Dock Leveler vào vị trí đổ bê trông phải đặt thật chính xác, vì thế khi hàn khung Dock Leveler phải có các thanh giằng hai đường chép để đảm bảo các góc vuông.
- Các mối hàn phải liên tục và mài phẳng.
- Tất cả các góc cạnh của mối hàn được bo tròn an toàn khi sử dụng.
4. Các bước lắp đặt sàn nâng tự động công nghiệp đúng cách
Để lắp đặt Dock Leveler đúng cách cần trải qua 3 bước chính:
- Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện hố Dock
Xây dựng và hoàn thiện hố Dock phù hợp với kích thước Dock đã được lựa chọn. Ốp khung sắt V quanh viền hố. Thi công hệ thống đường điện chạy âm nền (Đối với Dock Leveler thủy lực).
- Bước 2: Đưa Dock vào vị trí lắp đặt
Dùng xe nâng hoặc xe cẩu đưa Dock vào hố Dock. Tùy vào địa hình lắp, có thể đưa Dock theo chiều dọc hoặc ngang.
Đối với Dock thủy lực, kiểm tra và chuẩn bị đường dây điện, đặt chúng vào vị trí thích hợp để nối vào Dock.
- Bước 3: Hàn nối Dock vào hố Dock
Hàn nối mép khung Dock vào ốp chữ V của hố Dock. Sau đó, kiểm tra các mối hàn chắc chắn và đảm bảo thẩm mỹ. Cuối cùng, kiểm tra độ rung lắc và an toàn khi vận hành Dock.
5. Công ty sản xuất và lắp đặt sàn nâng tự động Dock Leveler uy tín
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp sàn nâng tự động và trong đó Navidock là đơn vị đang thu hút sự quan tâm và tin tưởng từ phía các Đối tác, khách hàng trong và ngoài nước.
Navidock trực tiếp tư vấn, thiết kế và sản xuất theo yêu cầu với các sản phẩm như: sàn nâng tự động Dock Leveler, bàn nâng Scissor Lift Table, Cầu dẫn hàng lên container Mobile Yard Ramp…
Sở hữu nhà máy sản xuất riêng với diện tích hơn 5 000 m2, thành công trong nhiều dự án lớn nhỏ. Navidock cam kết cung cấp các sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả tối ưu nhất thị trường hiện nay. Ngoài ra, Navidock còn tự hào với ngũ nhân viên được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ đảm bảo quá trình lắp đặt đúng kỹ thuật, nhanh gọn và đạt hiệu quả cao.
Các sản phẩm tại Navidock đều đã đạt các tiêu chuẩn CE, GMP, ISO, RoHS… Mọi thắc mắc về sản phẩm, quý khách hàng có thể liên hệ cho Navidock để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất.
Navidock – Nhà sản xuất và cung ứng giải pháp nâng hạ và hệ thống dẫn tải hàng hóa & phương tiện :
Website : www.navidock.vn
Dock leveller – Mobile Ramp – Dock Seal – Dock shelter – Dock Plates – Dock Boards – Dock House – Loading Bay
Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :
- Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :
- Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: