26/04/21

Phân Biệt Dock Leveler Thông Thường Và Dock Leveler Cỡ Nhỏ

Phân biệt Dock Leveler thông thường và dock leveler cỡ nhỏ? Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm sàn nâng tự động để hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa nhưng không biết sự khác nhau giữa sàn nâng thông thường và sàn nâng mini? Khi nào là lúc nên sử dụng Dock Leveler cỡ nhỏ để nâng hạ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin bổ ích cho bạn?

1. Mini Dock Leveler là gì?

Dock Leveler cỡ nhỏ (sàn nâng hạ mini) hay còn gọi là Mini Dock leveler. Là loại Dock có chiều cao nhỏ hơn so với các các loại sàn nâng tự động thông thường.

Mini Dock Levelersàn nâng kích thước nhỏ, hoạt động bằng xi lanh thủy lực hoặc cơ khí thông qua nút nhấn điều khiển. Tải trọng chịu tải nhẹ hơn các loại dock thông thường (dưới 4 tấn). Mini dock được sử dụng trong trường hợp độ chênh lệch giữa sàn kho và sàn xe thấp.

san-nang-mini-dock-leveler-navidock
Sàn nâng mini Dock Leveler Navidock

2. Phân biệt Dock Leveler thông thường và Dock Leveler cỡ nhỏ

  • Điểm chung:

– Là thiết bị hỗ trợ nâng hạ và cầu nối giữa sàn kho và thùng xe tải.

– Hoạt động thông qua việc sử dụng xi lanh thủy lực hoặc lực đẩy của hệ thống lò xo để nâng hạ sàn.

– Được sử dụng cho khu vực xuất nhập hàng, bốc dỡ hàng hóa tại những bến tàu, kho bãi hay những nhà máy sản xuất.

– Công năng: Hỗ trợ luân chuyển hàng hóa từ kho vào thùng xe (và ngược lại) an toàn, hiệu quả và đạt năng suất cao.

  • Điểm khác:
  • Sàn nâng Dock Leveler thông thường:
san-nang-dock-leveler-navidock
Sàn nâng Dock Leveler Navidock

– Hoạt động bền bỉ với tải trọng đa dạng từ 6 -10 tấn phù hợp nhu cầu của người sử dụng.

– Khi có sự chênh lệch khoảng cách lớn giữa sàn xe và mặt sàn kho với kích thước lớn.

– Đa dạng cho các loại thùng xe tải.

– Sử dụng và lắp đặt trong kho xưởng có diện

tích lớn, sử dụng xe nâng, xe tải cỡ lớn với khối lượng hàng hóa lớn.

  • Sàn nâng Mini Dock Leveler (cỡ nhỏ):

– Hoạt động với tải trọng nhỏ (dưới 4 tấn).

– Mini dock được sử dụng trong trường hợp độ chênh lệch giữa sàn kho và sàn xe thấp.

– Lắp đặt trong kho có các loại xe đồng bộ và có chiều cao thùng xe tương đồng nhau.

– Lắp đặt trong kho có khối lượng hàng hóa gọn nhẹ, sử dụng xe nâng điện, xe tải nhỏ để vận chuyển hàng.

san-nang-co-khi-loai-nho-tai-navidock
Sàn nâng cơ khí loại nhỏ tại Navidock

3. Các loại sàn nâng hạ Mini Dock Leveler cỡ nhỏ

Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng, hiện mini dock leveler có hai loại cơ bản:

  • Mini dock thủy lực

Mini Hydraulic Dock Leveler còn gọi là sàn nâng thủy lực loại nhỏ. Là thiết bị hỗ trợ nâng hạ và cầu nối giữa sàn kho và thùng xe, hoạt động bằng xi lanh thủy lực thông qua nút nhấn điều khiển. Tải trọng chịu tải nhẹ hơn các loại dock thông thường (dưới 4 tấn).

Không cần sử dụng hố khi lắp đặt mà lắp trên thành nền lấy hàng. Là thiết bị kết nối giữa khu vực sàn kho và sàn xe vận chuyển loại nhỏ hoặc xe nâng điện. Hỗ trợ luân chuyển hàng hóa từ kho vào thùng xe (và ngược lại) an toàn, hiệu quả và đạt năng suất cao.

  • Mini dock cơ khí

Mini Dock cơ khí Mini (Mechanical Dock Leveler) còn gọi là sàn nâng cơ khí loại nhỏ. Là thiết bị hỗ trợ nâng hạ và cầu nối giữa sàn kho và thùng xe. Không sử dụng điện, sử dụng lực đẩy của lò xo để nâng hạ. Chịu tải trọng nhẹ hơn các loại Dock thông thường (dưới 4 tấn).

Mini dock cơ khí thường không lắp dưới hố mà lắp trên thành nền lấy hàng với thao tác vận hành dễ dàng. Phù hợp với kho xưởng có các loại đồng bộ và có chiều cao thùng xe tương đồng nhau, khối lượng hàng hóa gọn, nhẹ và và sử dụng xe nâng điện, xe tải nhỏ để vận chuyển hàng.

Dưới đây là video Youtube hướng dẫn cách vận hành mini dock cơ khí: https://www.youtube.com/watch?v=7y85OLLv9s0&t=41s

4. Giá sàn nâng Dock Leveler loại nhỏ cho kho xưởng

Sàn nâng tự động trên trên thị trường hiện đang là sản phẩm chinh phục được nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư luôn sẵn sàng bỏ số tiền lớn để đầu tư cho mình dòng sản phẩm tối ưu này.

Nhưng nhu cầu của khách hàng quá cao kéo theo mức giá trên thị trường có nhiều thay đổi. Bạn đang băn khoăn về mức giá của sàn nâng mini dock là bao nhiêu? Thì hầu hết không có bất cứ doanh nghiệp nào cung cấp mức giá của sản phẩm trên website hay fanpage của công ty để tránh tình trạng phá giá.

Bạn muốn tìm kiếm mức giá tối ưu về sàn nâng mini bạn cần tìm đúng đơn vị trực tiếp sản xuất. Vì có lẽ các đơn vị này mức giá sẽ rẻ hơn các đơn vị phân phối qua các trung gian.

Hiện Navidock hiện đang là đơn vị trực tiếp thiết kế và sản xuất sàn nâng mini dock leveler theo yêu cầu của khách hàng. Tất cả các sản phẩm tại Navidock đều được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu. Cùng với đó là dịch vụ vận chuyển và lắp đặt sàn nâng trong và ngoài nước với chính sách bảo hành, bảo trì đầy đủ.

Mọi thắc mắc về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp cho Navidock để được cung cấp giải pháp và báo giá chi tiết nhất.

navidock-san-xuat-va-lap-dat-dock-leveler-chat-luong-hien-nay
Navidock sản xuất và lắp đặt Dock Leveler chất lượng hiện nay

NavidockNhà sản xuất và cung ứng giải pháp nâng hạ và hệ thống dẫn tải hàng hóa & phương tiện :
Dock levellerMobile RampDock SealDock shelterDock PlatesDock BoardsDock HouseLoading Bay

Website : www.navidock.vn


Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :

  • Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
  • Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Navidock cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam :

  • Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
  • Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Miền Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN: